Vi khuẩn có trong hơi thở của bạn thường tập trung ở răng, nướu, lưỡi, hay cổ họng, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia sức khỏe cảnh báo thì tình trạng hơi thở có mùi còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác.
Viêm amidan
Tình trạng hơi thở có mùi cũng có thể là do bệnh viêm amidan gây ra. Nguyên nhân là do chúng tạo ra quá nhiều vi khuẩn ở trong miệng nên khiến miệng trở nên nặng mùi, khó ngửi.
Viêm loét dạ dày
Nếu gặp phải tình trạng đau bụng, ợ nóng... thường xuyên thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây hôi miệng (H.pylori) còn làm tăng cao nguy cơ viêm loét dạ dày và nhiều khả năng sẽ phát triển thành bệnh ung thư dạ dày về sau.
Mắc bệnh tiểu đường
Nếu hơi thở của bạn có mùi trái cây thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Thường thì lượng đường trong máu sẽ vận chuyển đến các tế bào, từ đó sản sinh ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên, từ đó khiến các tế bào phải dùng chất béo để sản xuất năng lượng, tạo ra sản phẩm phụ là hợp chất xeton, gây ra hơi thở có mùi trái cây.
Mắc bệnh phổi
Nếu nhận thấy hơi thở của bạn có mùi nồng, khó chịu thì không nên chủ quan xem thường vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, thậm chí nguy cơ cao là viêm phổi hoặc ung thư phổi. Để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình thì bạn nên chủ động đi khám để được kiểm tra và làm xét nghiệm phổi càng sớm càng tốt.
Mắc bệnh tim
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nướu răng và bệnh tim mạch có liên quan mật thiết tới nhau, đặc biệt, viêm lợi còn là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về tim mạch. Một trong những triệu chứng chính của bệnh nướu răng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Do vậy, bạn nên chủ động điều trị sớm căn bệnh này để ngăn ngừa hơi thở có mùi và cải thiện sức khỏe tim mạch.
0 nhận xét