Open top menu
Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Từng có người đặt ra câu hỏi: "Chuẩn mực của một cuộc sống hạnh phúc là gì và giàu có bao nhiêu được coi là đủ cho một cuộc đời sung túc?".

Câu hỏi không mới nhưng hàng trăm năm qua, nó vẫn bỏ ngỏ không có lời giải đáp. Chúng ta sống trong một kỷ nguyên với bao lý thuyết về "sự đủ", về giá trị của đồng tiền hay ý nghĩa của cuộc sống.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 1.

Một khách V.I.P tung hàng trăm đô la như một "cơn mưa tiền" trong một đêm thứ 7 tại Marquee. Đây là nơi được xếp hạng là một trong những hộp đêm có doanh thu hàng đầu ở Las Vegas, Hoa Kỳ.

Đời người vô thường, tiền tài phù du. Tuy nhiên, dù có tiếp xúc với bao luận điệu về tiền bạc, chúng ta vẫn không thể thoát ra cái vòng xoáy của đồng tiền: Theo đuổi sự giàu có là một hành trình không bao giờ kết thúc, có điểm đầu mà không bao giờ thấy điểm cuối.

Nói đơn giản, càng có nhiều tiền, chúng ta càng không thỏa mãn và lại muốn nhiều hơn nữa. Khi đó, nó không còn là sự sung sướng mà là cái bẫy để ta sập vào. Như nhiếp ảnh gia người Mỹ Laura Greenfield, người đã dành 25 năm cuộc đời để đi sâu hơn vào nỗi đau đó của giới giàu có.

Và rồi cô khám phá ra rằng tiền bạc cũng là chất gây nghiện

Greenfield đã dành suốt 25 năm để đi khắp thế giới, từ Los Angeles đến Moscow, Dubai hay Trung Quốc để ghi lại sự ám ảnh toàn cầu chưa từng có với sự giàu có và chủ nghĩa duy vật.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 2.

Chiếc áo len IIona đang mặc được người bạn Andrey Artyomov thiết kế với màu sắc dành riêng cho cô. Artyomov là người có phong cách thời trang nổi tiếng trong số các bà vợ của những "ông trùm" chính trị.

Bắt đầu từ Los Angeles vào đầu những năm 90, Greenfield đã khao khát tìm hiểu văn hóa của thanh thiếu niên đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi danh tiếng, địa vị và sự giàu có. Bà chụp ảnh những lâu đài lớn, các khách sạn sang trọng, các bữa tiệc xa hoa, các cuộc thi sắc đẹp và những chiếc túi thiết kế thủ công tỉ mẩn tượng trưng cho sự giàu có và thành công ở Mỹ.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 3.

Lomo Bob, 49 tuổi - tự xưng là ông vua Limo, mang 30 cân vàng trên người và khoác một chiếc áo lông dài được thiết kế bởi Mike Tyson. Đội quân xe Limousine của ông, bao gồm một chiếc Cadillac dài 100 feet, được trang bị nhiều đèn chùm pha lê, Jacuzzis và những cây cột dành cho vũ nữ thoát y.

Ám ảnh về sự giàu có còn lan rộng ra các nước Châu Á. Một số nhóm người Châu Á mới nổi đang hướng tới những mục tiêu quý tộc hơn như mua du thuyền, tham gia những khóa học trị giá lên đến 16.000 đô kéo dài hai tuần để học cách phát âm những nhãn hiệu sang trọng, ăn trứng cá muối và bắt chước các tầng lớp quý tộc phương Tây.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 4.

Xue Qiwen, 43 tuổi, trong căn hộ của cô ở Thượng Hải. Căn phòng được trang trí bằng đồ nội thất từ thương hiệu Versace yêu thích của cô năm 2005. Năm 1994, Xue bắt đầu công ty chuyên kinh doanh dây cáp công nghiệp và từ đó cô lập thêm 4 công ty nữa. Cô cũng là thành viên của những câu lạc bộ chơi golf, với giá để có thể tham gia những câu lạc bộ này lên đến 100.000 đô la.

Khi lần đầu tiên Greenfield đến Trung Quốc, người người nhà nhà đều muốn sở hữu túi Hermès và Louis Vuitton, nhưng khi bà trở lại lần thứ hai, những thứ này đã không còn trở nên đặc biệt nữa, cách họ phân biệt giới quý tộc và dân thường đó là việc bắt chước các tầng lớp quý tộc phương Tây.

"Nếu bạn có một chiếc túi Louis Vuitton - sẽ có hàng ngàn chiếc túi khác giống bạn. Nhưng nếu bạn có một con ngựa đeo một chiếc yên Hermès, họ sẽ nhìn bạn với con mắt khác" - Sara Jane Ho, người sáng lập học viện Sarita tại Bắc Kinh chia sẻ.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 5.

Sara Jane Ho, 28 tuổi, người sáng lập Học viện Sarita tại Bắc Kinh vào năm 2014. Khóa học 12 ngày của Ho giá 16.000 đô la (khoảng 363 triệu đồng), dạy các kỹ năng cho người giàu có, như làm thế nào để gấp khăn, làm thế nào đội mũ, kiến ​​thức cơ bản về các môn Thể thao đắt tiền và cách phát âm thích hợp các thương hiệu xa lạ nước ngoài, như Hermès và Givenchy.

Dường như sự giàu có đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người, lan rộng khắp nước Mỹ và cả các nước Châu Á, đến mọi ngóc ngách, thậm chí là cả ở trường học. Tất cả mọi thứ đều ám mùi vật chất. Chủ nghĩa duy vật thực sự lên ngôi.

Những gì Greenfield học được từ những nhân vật trong các bức ảnh của bà đó là: "Theo đuổi sự giàu có không bao giờ có thể làm bạn thỏa mãn" - như những gì mà Sam Polk - một thương nhân phố Wall đã thừa nhận, tiền bạc cũng là chất gây nghiện như bao thứ khác. Lòng tham là vô đáy và chúng không bao giờ có điểm dừng.

Cái giá phải trả cho sự giàu có...

Với đặc điểm chung của những bức ảnh mà Greenfield mang lại là sự gần gũi và kiêu hãnh, các nhân vật trong những bức ảnh của cô dần dà phơi bày nhiều hơn những trạng thái khác, ngoài sự giàu có và vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài.

Những bức ảnh đó lột tả được cái giá phải trả cho tất cả những thứ xa hoa hào nhoáng kia. Đó là hình ảnh đau đớn của một bệnh nhân trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, là vỏ của những ngôi nhà đang xây dở bị bỏ rơi trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Và cuối cùng là sự không bảo giờ thỏa mãn của người giàu.

Một thiếu niên Malibu, chụp ảnh tại một bữa tiệc ở bể bơi 3 ngày sau khi phẫu thuật mũi đã chia sẻ: "Trong số 10 người bạn thân của cháu, có tới 6 người phẫu thuật thẩm mỹ". Thanh thiếu niên đang bị ảo tưởng về giá trị của cái đẹp. Điều này thực sự nguy hiểm bởi nó có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 6.

Lindsey, 18 tuổi, ở một bữa tiệc vào ngày 4 tháng 6 năm 1993 ở Calabasas, Calif, ba ngày sau khi phẫu thuật mũi. Năm người bạn thân của cô ở trường trung học Calabasas cũng đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ.

Jay Jones, người đã mất trắng số tài sản lên tới 500 triệu đô đã sa thải gần 4.000 nhân viên và bị giam hơn 3 năm tù sau khi bị buộc tội âm mưu gian lận hay Imelda Marcos, cựu đệ nhất phu nhân của Philippines bị buộc tội ăn cắp hàng tỷ đô la từ kho bạc nhà nước. Cái giá phải trả cho sự giàu có liệu có đáng?

Mọi giá trị văn hóa dường như có thể bị đảo lộn. Người ta không còn biết đâu là giá trị của hạnh phúc, họ dùng tiền một cách vô tội vạ, miễn là chúng khiến họ cảm thấy thỏa mãn hơn đôi chút. Nhưng đáng tiếc thay, đó là một vòng tròn không bao giờ có điểm dừng. Họ chỉ càng ngày càng cảm thấy không thỏa mãn với bản thân mình mà thôi.

Nhà xã hội học và nhà phê bình văn học Juliet Schor tóm tắt trong lời mở đầu cuốn sách: "Hãy cẩn thận với những gì bạn muốn". Có những thanh thiếu niên đã cảm thấy vô cùng đơn độc khi bố mẹ chỉ quan tâm đến tiền bạc mà không hề dành thời gian cho mình, có những đứa trẻ chấp nhận việc hy sinh thân xác để được có mặt trong những hộp đêm xa hoa hay những tên tội phạm cố phủ nhận sự trống rỗng trọng chính cuộc sống của họ. Cuối cùng thì chúng ta sẽ nhận ra sức cám dỗ ghê gớm của chủ nghĩa duy vật.

Một nhiếp ảnh gia đã mất 25 năm để ghi lại cuộc sống của giới nhà giàu, và đây là điều cô phát hiện ra - Ảnh 7.

Một nữ tiếp viên lau dọn sàn nhà tại một bữa tiệc được tổ chức bởi nhà sản xuất whisky Johnnie Walker trên chiếc du thuyền dài 157 foot của anh tại Grand Prix Monaco ở Monte Carlo, 2013.

Trong giấc mơ theo đuổi sự giàu có, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ: những mối quan hệ thân thiết, nhiều trải nghiệm đáng quý, đôi khi bạn phải hy sinh đam mê thật sự của mình để làm một công việc mà bạn không thích hay thậm chí bạn sẽ trở nên mù quáng và chẳng còn phân biệt được đâu mới là giá trị cốt lõi của cuộc sống mà mình nên theo đuổi.

"Generation Wealth", series mới nhất của Greenfield như một tài liệu trực quan để quan sát sự tăng giảm và những ảnh hưởng của việc theo đuổi sự giàu có đến con người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Fahey Klein Gallery ở Los Angeles.

Sự nghiệp vẻ vang của Lauren Greenfield

Nhiếp ảnh gia tài liệu và nhà làm phim Lauren Greenfield được xem là một nhà biên kịch nổi bật về văn hóa thanh niên, giới tính, và chủ nghĩa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những tác phẩm nhiếp ảnh, phim và sách của bà được trưng bày tại các bảo tàng hàng đầu thế giới.

Greenfield tốt nghiệp Harvard năm 1987 và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thực tập sinh của National Geographic. Kể từ đó, các bức ảnh của cô đã xuất hiện thường xuyên trong Tạp chí New York Times, Time, GQ và American Photo và đã giành được nhiều giải thưởng bao gồm Trung tâm Quốc tế về Nhiếp ảnh Infinity, Giải thưởng Hasselblad…

Cô giảng về nhiếp ảnh, phim ảnh, văn hoá thiếu niên và hình ảnh cơ thể của mình (? của mình) tại các viện bảo tàng và các trường đại học trên thế giới và phục vụ trong Ủy ban Cố vấn của Văn phòng Nghệ thuật Đại học Harvard.

Greenfield được đánh giá là một trong 25 nhiếp ảnh gia có ảnh hưởng nhất hiện nay. Tác phẩm của bà được trưng bày trong triển lãm lịch sử của Bảo tàng Getty. Greenfield muốn ghi lại những khoảnh khắc để có thể khám phá được mối quan hệ giữa cuộc sống nội tâm của các cô gái và sự phát triển về cảm xúc, thế giới vật chất và tác động của nền văn hóa. "Girl culture" sau đó đã trở thành tài liệu hình ảnh đáng quý về các cô gái Mỹ trong thế kỉ 21.

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét