Open top menu
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Olympic Vật lý Quốc tế (International Physics Olympiad - IPhO) là một kỳ thi Vật lý hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông. Đây là một trong những kỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế. IPhO đầu tiên được tổ chức ở Warsaw, Ba Lan vào năm 1967. Năm nay, Olympic Vật lý Quốc tế tổ chức tại Bồ Đào Nha. 

Cả 5 thí sinh tham gia của đội tuyển Việt Nam đều đạt giải, gồm 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 1.

Mỗi thí sinh có một khu vực thi riêng biệt

Mỗi nước được cử một đoàn dự thi gồm tối đa 5 học sinh và thêm hai lãnh đạo đoàn đã được lựa chọn ở cấp quốc gia. Các nhà quan sát cũng có thể đi cùng với đội tuyển quốc gia. Các học sinh cạnh tranh với tư cách cá nhân, và phải trải qua kỳ thi lý thuyết chuyên sâu và thi thực hành ở phòng thí nghiệm. Những nỗ lực của các thí sinh được ghi nhận bằng các giải thưởng là các huy chương vàng, bạc, đồng hoặc bằng danh dự.

Kỳ thi lý thuyết kéo dài 4 giờ đồng hồ và gồm 3 câu hỏi. Thông thường những câu hỏi này liên quan nhiều phần khác nhau. Kỳ thi thực hành diễn ra ở phòng thí nghiệm trong 5 giờ liên tục hoặc chia thành hai đợt với tổng thời gian là 5 giờ.

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 2.

3 lá cờ có ghi rõ 3 yêu cầu tối thiểu của mỗi thí sinh: Help (Giúp đỡ), H20 (Nước uống); WC (Đi vệ sinh).

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 3.

Một thí sinh có nhu cầu đi vệ sinh.

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 4.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 5.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 6.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 7.

Các nhân viên tham gia hỗ trợ thí sinh mỗi khi các em có nhu cầu

Kỳ thi kéo dài hai ngày. Một ngày dành cho các bài toán lý thuyết (ba bài toán liên quan ít nhất bốn lĩnh vực vật lý đã được dạy trong trường trung học phổ thông, tổng số điểm là 30). Ngày còn lại dành cho các bài toán thí nghiệm (một hoặc hai bài toán, tổng số điểm là 20). Hai ngày này được cách ra bởi ít nhất một ngày nghỉ. Ở cả hai cuộc thi lý thuyết và thực hành thời gian giới hạn để giải quyết các bài toán là năm giờ. Mỗi đội gồm các học sinh đến từ các trường trung học thông thường (tổng hợp) hoặc các trường trung học kỹ thuật (không phải các trường cao đẳng hoặc đại học) hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa vào đại học, và phải có độ tuổi dưới 20. Thông thường mỗi đội bao gồm năm học sinh và hai giám sát viên.

Phân bố huy chương

Điểm số tối thiểu để được trao huy chương Olympic và bằng danh dự được chọn bởi nhà tổ chức dựa vào các quy tắc sau:

- Huy chương Vàng được trao cho top 8% số thí sinh tham gia

- Huy chương Bạc hoặc tốt hơn được trao cho top 25% số thí sinh tham gia

- Huy chương Đồng được trao cho top 50% số thí sinh tham gia

- Bằng danh dự hoặc tốt hơn được trao cho top 67% số thí sinh tham gia

- Tất cả các thí sinh còn lại nhận giấy chứng nhận đã tham gia kỳ thi.

- Thí sinh có điểm số cao nhất (thắng tuyệt đối) ngoài Huy chương Vàng còn nhận thêm giải đặc biệt.

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 8.

Kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2018 với sự tham gia của 86 quốc gia và vùng lãnh thổ

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 9.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 10.

Các thí sinh được đánh số báo danh theo tên quốc gia

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 11.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 12.

Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt để làm thí nghiệm

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 13.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 14.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 15.

Một nhân viên hỗ trợ tiếp cận khi 1 thí sinh giơ cao lá cờ Help

Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 16.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 17.
Đột nhập phòng thi Olympic Vật lý Quốc tế: Mỗi người 1 ô vuông riêng biệt, muốn đi toilet phải giơ lá cờ có chữ WC - Ảnh 18.

(Nguồn tham khảo: IPhO, Wikipedia)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét