Những lễ tiết, tác phong là cách đi đứng, tướng đứng ngồi nghiêm nghỉ của người lính khi phải đối diện, hoặc tiếp chuyện với cấp trên hoặc sĩ quan chỉ huy. Tác phong này thay đổi theo tình huống nhưng không thay đổi theo binh chủng. Điều này cực kỳ dễ tìm hiểu khi chỉ cần tìm hiểu về cụm từ "Lễ tiết, tác phong quân nhân".
Tư thế "Nghỉ" khi đứng chào cấp trên trong phim.
Ở tập 27, 28 mới lên sóng của Hậu Duệ Mặt Trời bản Việt, người xem lại phát hiện ra một lỗi sai rất cơ bản. Đó chính là trong cách đứng Nghiêm, Nghỉ của người lính quân đội.
Trong phim, khi Đô Đốc Phan Minh (Kiến An) đến thăm đơn vị của con gái, toàn thể đơn vị đều ra đứng chào cấp trên. Thì theo tác phong quân đội, khi đứng chào chỉ huy hoặc sĩ quan cấp trên, các chiến sĩ - sĩ quan sẽ phải đứng trong tư thế "Nghỉ". Nghĩa là hai chân thả lỏng, khép hờ thành hình chữ V và hai tay buông lỏng đặt song song với hai chân. Chứ không phải kiểu đứng chắp tay sau lưng, hai chân dạng rộng ra như các nhân vật đang đứng trong cảnh phim.
Toàn thể đơn vị ra chào đón cấp trên.
Trước đó, tuy đã có nhiều chỉ trích cho rằng tư thế đứng này là đặc trưng của tư thế "Nghỉ" của quân đội Hàn Quốc, và Hậu Duệ Mặt Trời đã vô tình "quên" Việt hóa chi tiết này. Thật ra, thì chi tiết này không phải chỉ đơn thuần "giống" với tác phong của quân đội Hàn mà còn đang "sai" quy chuẩn lễ tiết, tác phong của quân đội Việt Nam.
Tư thế dạng chân và chắp tay sau lưng ở trên, trong quân đội Việt Nam là tư thế "Nghỉ thể thao". Có nghĩa là tư thế này chỉ được áp dụng sau khi các sĩ quan binh sĩ vừa hoàn thành bài huấn luyện thể lực hoặc đang ở trên thuyền, tàu chứ không phải cứ hễ "Nghỉ" là lại vào tư thế này.
Tư thế "Nghỉ thể thao" chỉ được áp dụng trong trường hợp người sĩ quan, chiến sĩ vừa hoàn thành huấn luyện thể lực hoặc đang ở trên thuyền.
Tư thế "Nghỉ" chuẩn xác luôn là hai chân khép hờ thành hình chữ V, tay thả lỏng song song với hai chân. Một tư thế cực kỳ quen thuộc, mà mỗi người chúng ta luôn phải đứng trong giờ chào cờ mỗi tuần khi còn là học sinh, không hiểu sao đạo diễn và biên kịch lại quên mất điều này.
Tư thế Nghiêm! Nghỉ rất cơ bản được áp dụng cho cả những em học sinh. Không hiểu sao đạo diễn lại "quên" mất.
Lỗi này đã được chỉ ra rất rõ trong những tập đầu của phim. Thế nhưng, đến nay phim đã đi được hơn nửa chặng được rồi mà đoàn phim vẫn chưa thể khắc phục được. Phải chăng, những góp ý và chỉ trích của người xem lẫn của Bộ Quốc Phòng vẫn chưa đủ "nặng đô" để chạm tới tai đạo diễn?
Lỗi này đã bị chỉ ra từ ngay những tập đầu phim mà vẫn chưa được khắc phục.
Vì đặc thù giữa hai tư thế "Nghỉ" và "Nghiêm" của Việt Nam là gần giống nhau, thế nên, cũng không có chuyện sĩ quan phải chuyển liên tục giữa hai tư thế mỗi khi nói chuyện với cấp trên như trong phim. Đối với quân đội Việt Nam, cấp dưới chỉ phải "Nghiêm" khi chào cấp trên. Và khi vị cấp trên này ra hiệu lệnh cho phép xả tư thế, thì cấp dưới sẽ phải tự chuyển về tư thế "Nghỉ" và bắt đầu làm việc hay giao tiếp thêm với cấp trên.
Không ai "mượn" phải chuyển tư thế qua lại như thế này trong lúc nói chuyện với cấp trên.
Trong khi đó, mọi chuyện có lẽ đã được giải quyết dễ dàng hơn nếu ê kíp sản xuất Hậu Duệ Mặt Trời bản Việt chịu khó mời một người tư vấn lễ tiết, tác phong và các kiến thức cơ bản trong quân đội Việt Nam. Hoặc đơn giản hơn là tra google!
0 nhận xét