Tháng 9/2019, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng Trung Quốc đã đưa tin về trường hợp 3 anh em ruột của một gia đình cùng mắc bệnh ung thư dạ dày .
3 người này là Lao Hoàng – 65 tuổi, Đại Hoàng – 58 tuổi và Hiếu Hoàng – 45 tuổi. Ông Lao Hoàng là người phát hiện ra bệnh đầu tiên. Sau khi nhận thấy bụng mình liên tục đau và bị đầy hơi trong thời gian dài. Ông Lao mới đến Bệnh viện Shao Yifu (trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang, tại Hàng Châu, Trung Quốc) để thăm khám. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy ông đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn 3.
3 anh em họ Hoàng đều mắc ung thư dạ dày do lối sống tai hại.
Sau khi biết được tình trạng bệnh của anh trai, hai người em là Đại Hoàng, Hiếu Hoàng cũng được gia đình đề nghị khám sức khỏe vì họ cũng có cùng triệu chứng với người anh cả. Kết quả cho thấy hai người này cũng đã mắc ung thư dạ dày.
Sau khi biết đến câu chuyện của ba anh em họ Hoàng, không ít người cảm thấy thắc mắc vì sao họ đều mắc chung một loại ung thư, phải chăng điều này đến từ gen di truyền hay do thói quen sống.
Sau nhiều ngày quan sát mâm cơm của ba anh em tại bệnh viện, bác sĩ Yến Gia (phó khoa phẫu thuật tổng quát tại Bệnh viện Shao Yifu) đã có câu trả lời: Ba anh em họ Hoàng ăn cơm rất phong phú, mỗi bữa có tới 4-5 món nhưng hầu hết đều là đồ ngâm, đồ muối, tuyệt nhiên không có rau xanh. Ba anh em nói với bác sĩ rằng từ trước đến nay họ đều ghét ăn rau xanh, họ thích hương vị đậm đà của những món đồ muối hơn. Vừa nghe thấy điều này, bác sĩ đã khẳng định thói quen ăn uống tai hại chính là nguyên nhân khiến họ mắc bệnh.
Ba anh em họ Hoàng ăn cơm rất phong phú, mỗi bữa có tới 4-5 món nhưng hầu hết đều là đồ ngâm, đồ muối, tuyệt nhiên không có rau xanh.
2 thói quen ăn uống khiến ba anh em họ Hoàng mắc ung thư là gì?
1. Họ lạm dụng đồ ăn nhiều muối
Năm 1973, các học giả Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra vấn đề về mối quan hệ giữa muối và ung thư dạ dày, họ cho rằng một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người Nhật mắc bệnh ung thư dạ dày tăng cao có thể là do ăn quá nhiều muối. Các thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, một số sản phẩm như thịt muối, cà muối, dưa muối có thể chứa hàm lượng nitrite cao, khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrosamine và cuối cùng gây ra bệnh ung thư dạ dày.
WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê. Những người có sở thích ăn mặn nên giảm tải lượng muối của mình xuống bằng cách hạn chế sử dụng đồ ăn ướp muối, chấm đồ ăn vặt.
2. Họ rất ít khi ăn rau xanh
Trái cây và rau quả rất giàu vitamin C và chất phytochemical, có thể đóng vai trò chống oxy hóa và chống ung thư. Ăn đầy đủ trái cây và rau quả có thể bảo vệ dạ dày ở một mức độ nhất định và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đồng thời, thói quen ít ăn rau, ít ăn các loạt hạt, các củ quả nhiều chất xơ và ăn nhiều thịt được các nhà khoa học chỉ ra là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp , tim mạch.
Khuyến cáo của WHO cho biết mỗi người trưởng thành cần ăn ít nhất 5 suất rau, trái cây (khoảng 400gram) hằng ngày.
Để ngừa ung thư dạ dày, mỗi người nên tăng cường ăn các thực phẩm màu trắng
Thức ăn màu trắng có thể bảo vệ dạ dày bao gồm: gạo, bột mì, củ cải trắng, súp lơ, tỏi... Thực phẩm trắng có chứa chất xơ và một số chất chống oxy hóa, có thể cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh loét và ung thư dạ dày, bảo vệ tim mạch.
Trong đó, tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Tỏi có chứa allicin, có thể làm giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh mạch vành. Tỏi cũng có thể ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể.
(Nguồn: Sohu, KKnews)
0 nhận xét