Open top menu
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Trên thực tế, ta thấy rằng đi "xin việc" đã là một vấn đề khó khăn ở nhiều mặt, nhưng câu chuyện "nghỉ việc" cũng khiến giới trẻ đau đầu không kém. 

Đã qua vòng phỏng vấn và test, ai cũng chỉ mong nhanh chóng được đi làm, thể hiện hết năng lực cho công ty. Tuy nhiên, lại có những người sẵn sàng nghỉ việc ngay ngày làm đầu tiên, bất chấp lương cao hay đãi ngộ tốt thế nào.

Chẳng ai muốn mình rơi vào cảnh thất nghiệp, tuy nhiên việc "rứt áo ra đi" là cần thiết nếu bạn gặp khó khăn liên quan đến những yếu tố sau: Tính chất công việc, đồng nghiệp, mức lương.

Mỗi người trẻ GenZ đã ngồi lại và cho chúng tôi một danh sách ngắn những việc khiến họ sẽ thay đổi quyết định gắn bó nơi làm việc của mình ngay ngày đầu tiên. Và đó là gì? Đáp án có lẽ sẽ khiến nhiều người bất ngờ. 

Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm: GenZ khó ở hay vì nhiều lựa chọn nên không cần tiếc nuối? - Ảnh 2.

Kiều Anh (20 tuổi)

1. Môi trường làm việc không thoải mái

Đây là một trong những lý do hàng đầu đưa mình đến lựa chọn nghỉ việc. Đi làm không có sự thoải mái giống như ép mình vào cái khuôn, sẽ rất khó chú tâm vào công việc và làm việc quả được. Khi môi trường xung quanh đã không hoà hợp, thật sự nó đã trở thành nơi không thuộc về mình.

2. Sếp khó tính, không tôn trọng

Đây một trong những mối quan hệ nhạy cảm ở môi trường công sở, mình tôn trọng người cao hơn, người chỉ dạy cho mình những điều hay với nhiều hình thức khác nhau, khó tính càng tốt nhưng đừng là một người sếp vô lý, không tôn trọng nhân viên của mình, và thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng luôn nghĩ mình chuyên nghiệp.

3. Đồng nghiệp hay sân si

Đồng nghiệp thì cứ sống với tôn chỉ "ma mới ăn hiếp ma cũ", mới vào làm thì phải chăm chỉ làm nhiều việc hơn nhân viên cũ, phải làm này làm kia, ai sai vặt nhờ vả gì cũng phải làm. Đồng nghiệp luôn tia mắt nhìn theo những gì mình đang làm, hay tám chuyện công sở không lo làm việc.

4. Công việc không giúp phát triển bản thân

Công việc cứ lặp đi lặp lại, khác với những gì mà bản thân đã apply vào công ty, khác vị trí và làm những công việc không đúng mục đích, chuyên môn phát triển bản thân. Những công việc vô bổ tốn thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình.

5. Tiền lương không rõ ràng

Không cần cao nhưng rõ ràng, khoản nào ra khoản đó, phải có sự minh bạch từ công ty đến nhân viên. Tiền lương các các phúc lợi nhân viên nên có giấy tờ thông báo cụ thể, đúng với những gì đã thỏa thuận trước khi nhận việc. Không nên public lương cho toàn thể nhân viên trong công ty hay cơ quan.

Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm: GenZ khó ở hay vì nhiều lựa chọn nên không cần tiếc nuối? - Ảnh 4.

Vân Trang (20 tuổi)

Đối với mình, công việc có thể trái ngành nhưng phải cho mình lợi ích nào đó nằm trong 3 thứ: kinh nghiệm, sự vui vẻ và tiền. Sau khi ra trường, khi xét công việc nào đó không được 2/3 thì mình sẽ xin nghỉ việc.

Còn ở độ tuổi sinh viên, mình nghĩ 5 lý do có thể khiến bạn muốn nghỉ việc ngay lập tức:

1. Công việc chán, không cho được nhiều kinh nghiệm

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi đi làm, công việc không phù hợp với năng lực bản thân hoặc không cho được kinh nghiệm thì làm lâu dài cũng không thể gắn bó. Như công việc giấy tờ phải làm cả ngày, đều đều chỉ là đúng quy trình...

2. Đồng nghiệp xấu tính, hay bắt nạt

Đi làm thì không thể làm một mình, phải có đồng nghiệp cùng chung suy nghĩ thì mới làm lâu dài được. Đồng nghiệp là sếp hay những người làm cùng chức vụ trong cơ quan. Gặp người đúng ý thì công việc sẽ trôi chảy hơn, cũng giúp bản thân nhận ra nhiều điều vướng mắc. Bên cạnh đó, người sếp cũng cần ra dáng 1 "leader", phải có một trong 2 thứ có kỹ năng tốt hoặc biết cách dẫn dắt. 

3. Công ty không có năng lượng làm việc

Không khí và môi trường làm việc cũng rất quan trọng. Trong team cần làm việc kiểu "chơi ra chơi, làm ra làm". Nếu công ty cứng ngắc chỉ biết đều đều theo 1 khung giờ, vào làm việc không ai dám nói. Thái độ làm việc hay sân si nhưng khi làm lại uể oải, chỉ mong kiếm tiền rồi cuối ngày ra về, thì làm về lâu dài sẽ khiến bản thân bị trì trệ theo.

4. Phải làm việc liên tục về đêm

Mình thấy có một số nơi phải làm việc về đêm, hoặc thức trắng 4-5 ngày rồi mới được nghỉ. Mình nghĩ không nên gắn bó lâu dài với công ty này vì không đảm bảo sức khỏe, mà làm lâu dần thì cũng sẽ bị vô thức không coi trọng sức khỏe mình.

Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm: GenZ khó ở hay vì nhiều lựa chọn nên không cần tiếc nuối? - Ảnh 6.

Bùi Hiếu (20 tuổi)

1. Xa nhà từ 15-20 km

Mọi người thường không để tâm đến yếu tố địa điểm khi chọn việc nhưng thật sự phải đi khoảng 15-20 km mỗi ngày, chưa kể đến việc phải dậy sớm hơn 1-2 tiếng cho kịp giờ thì lúc đến nơi làm việc, người cũng mệt phờ chả có hứng thú làm lụng gì nữa.

2. Khối lượng công việc quá tải

Thường thì trong JD chỉ nói đến những công việc phải làm chứ không nói đến khối lượng công việc cần phải đảm nhiệm. Cho nên khi bắt đầu làm việc, cảm giác quá tải khiến mình cảm thấy chán và muốn buông xuôi tất cả.

3. Công việc nhàm chán, không đúng định hướng.

Khi làm một công việc mà bạn biết cái việc mình đang làm không giúp mình học thêm được cái gì thì rất dễ khiến mình muốn từ bỏ luôn. Ví dụ cho trường hợp này là việc khi xin đến thực tập nhưng công việc chủ yếu lại là gửi mail, pha trà, rót nước...

4. Môi trường chán, đồng nghiệp chèn ép

Môi trường làm việc mà vừa mới đến đồg nghiệp đã ma cũ bắt nạt ma mới, chèn ép đủ kiểu, sếp thì bảo thủ hay cằn nhằn thì cũng khiến người đi làm muốn nghỉ ngay lập tức.

5. Nhận được offer từ chỗ khác tốt hơn.

Lúc apply thì ai cũng có xu hướng apply rất nhiều chỗ. Vì thế nên khi lỡ nhận chỗ này rồi nhưng chỗ khác lại có lợi ích hơn hẳn về mọi mặt thì mọi người cũng có xu hướng nhảy sang chỗ kia "ngon" hơn.

Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm: GenZ khó ở hay vì nhiều lựa chọn nên không cần tiếc nuối? - Ảnh 8.

Thu Vân (17 tuổi)

1. Công việc part-time quá 3 tiếng/ngày

Ở tuổi mình, có một số bạn học sinh hay đi làm part time ở các quán trà sữa. Nhiều hôm phải dành đến 3 tiếng/ngày để làm việc, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học. Như hôm nào vừa đi học về, lại phải đi làm thêm thì thực sự rất mệt, không còn sức để làm gì nữa.

2. Công việc không đem lại lợi ích lâu dài

Nhiều người đi làm mà chỉ để ý đến lợi ích trước mắt, chỉ cần nghĩ là có tiền là được chứ không nghĩ là công việc này sẽ giúp bản thân có được gì trong tương lai. Thực sự, mình thấy đi làm như vậy quá tốn thời gian. 

3. Môi trường làm việc không phù hợp

Có khá nhiều các bạn hiện tại đi làm mà không để ý đến việc tìm môi trường làm việc phù hợp. Ví dụ đến nơi làm việc toàn bị sai vặt, gặp tình trạng kiểu "ma cũ bắt nạt ma mới" thì thực sự là muốn nghỉ lắm.

4. Gặp người bất đồng quan điểm

Đi làm mà gặp một người bất đồng quan điểm với mình cũng là một điều khá khó chịu. Ngày đầu đi làm đưa ra ý kiến mà bị đồng nghiệp gạt phăng đi, coi thường thì mood sẽ kéo xuống rất nhiều. Làm việc với những người như vậy càng về lâu thì sẽ tạo tâm lý chán nản, lâu dần chỉ muốn nghỉ càng sớm càng tốt.

5. Nơi làm việc không giúp phát triển khả năng

Ví dụ khi đến nơi làm việc, từ ngày đi làm đầu đã bị giao cho một công việc không đúng với trình độ, ngành học. Khi không thể phát huy được năng lực của mình khi làm việc thì mình nghĩ ai cũng sẽ chán với công việc này.

Hello GenZ - Chuyên đề ra đời nhằm mang đến những góc nhìn, quan điểm hay ho của chính người trẻ thế hệ GenZ. Các bạn sẽ được chia sẻ, tranh luận về những vấn đề cuộc sống, trường học, xã hội, tình yêu và cả sở thích. Tại đây, bạn sẽ thấy mình hiểu hơn thế giới quan màu sắc của người trẻ hiện đại.

Các bạn trẻ GenZ muốn tham gia cộng tác có thể gửi bài về địa chỉ: hellogenz@kenh14.vn.

Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm: GenZ khó ở hay vì nhiều lựa chọn nên không cần tiếc nuối? - Ảnh 10.

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét